Những tác nhân hình thành và phát triển của pin nhiên liệu:
Ngày nay, trong xã hội hầu hết các nguồn năng lượng được cung cấp từ nhiên liệu hóa thạch. Xã hội càng phát triển nguồn nhiên liệu tiêu thụ càng nhiều kéo theo các khí thải cacbon dioxide (CO2) càng tăng. Trong xã hội phát triển ô tô đóng vai trò chính trong sự phát triển công nghiệp và kinh tế cũng như thõa mãn các nhu cầu của cuộc sống. Vì vậy ô tô là nguồn gây ô nhiễm lớn đến môi trường, lượng ô tô hiện nay khoảng 740 triệu chiếc và ngày càng tăng nhanh.
Theo dự đoán, nếu với đà tiêu thụ này thì nguồn năng lượng chúng ta sẽ bị cạn kiệt vào nửa sau thế kỷ 21. Vì vậy, chúng ta cần cải tiến hiệu suất của động cơ cũng như tìm ra các nguồn năng lượng mới để thay thế chúng.
Hình: 1 Dự báo về xu hướng nhu sử dụng nguồn nhiên liệu thế giới
Hình: 2 Lượng CO2 thải ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu tăng lên (năm 2000)
Hình 3. Xu hướng phát triển của động cơ ôtô
Hình: 4 Các nguồn nguyên liệu có thể điều chế hydro
- William Robert Grove (1811 – 1896), một luật gia – nhà vật lý người Anh đã tạo ra pin nhiên liệu đầu tiên vào năm 1839.
- Vào năm 1900 các nghiên cứu đã chuyển trực tiếp năng lượng hoá học của các dạng năng lượng hoá thạch sang điện năng, tiêu biểu là hệ thống pin nhiên liệu Hydro ra đời.
- Vào năm 1920, A. Schmid là người tiên phong trong việc xây dựng bộ phân tích bằng Platium, các điện cực cacbon – hydro xốp dưới hình thức ống.
- Ơ Anh, F.T. Bacon đã chế tạo ra hệ thống pin nhiên liệu alkine (AFC) sử dụng điện cực kim loại xốp là nền tảng cho NASA chế tạo tàu vũ trụ sử dụng pin nhiên liệu để đưa người lên mặt trăng vào năm 1968.
- Năm 1970 K.Kordesh xây dựng bộ pin nhiên liệu kết hợp acqui trên một ô tô lai 4 chỗ và đã hoạt động được 3 năm ở thành phố thường xảy ra kẹt xe.
- Đến giữa năm 1970 tế bào nhiên liệu dùng hệ thống axit photphoric ra đời.
- Vào những năm 1980 pin nhiên liệu dùng cacbon nấu chảy (MCFC) phát triển mạnh.
- Pin nhiên liệu oxit rắn (SOFC) được phát triển vào thập niên 1990.
- Vào những năm 1990 pin nhiên liệu dạng màng (PEFC) xuất hiện với mật độ công suất thu được rất cao.
Hình: 5 pin lithium-ion mới của Porsche
+ Ưu điểm:
- Pin nhiên liệu có thể được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: bệnh viện, các phương tiện vận chuyển, trạm không gian, khách sạn, các nhu cầu sinh hoạt của con người….
- So với năng lượng truyền thống, pin nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường; sản phẩm thải ra là H2O.
- Hiệu suất cao > 60%.
- Độ tin cậy cao.
- Không gây ra tiếng ồn.
+ Nhược điểm: giá thành cao (hệ thống pin nhiên liệu loại màng khoảng 20.000 $ trên một đơn vị KW).
Oto-Hui theo tài liệu tham khảo của Thạc sỹ Văn Thị Bông
No comments:
Post a Comment