Monday, August 27, 2012

Một số kết cấu, mẫu thiết kế khuôn thông dụng (giothangmuoi.info)


Bài này mình sẽ tổng hợp các kết cấu – file sản phẩm khuôn thông dụng để mọi người tham khảo. Hi vọng giúp các bạn làm khuôn tiện tìm tài liệu tham khảo hơn
- Bộ khuôn cánh quạt
khuon canh quat [Tổng hợp] – Một số kết cấu, mẫu thiết kế khuôn thông dụng
Trọn bộ gồm có sản phẩm và khuôn,được thiết kế bằng phần mềm SolidWorks 2010 (các bạn có thể tham khảo các câu lệnh mình vẽ trong này). Và đây là khuôn đã sản xuất ra sản phẩm thực tế, đạt tiêu chuẩn về độ mát, độ rung… (tuy nhiên cũng xin nói trước về phương pháp vẽ của mình là đem cánh quạt mẫu lên máy CMM để đo lấy đường Curve, sau đó từ các đường Curve này mới đựng thành bề mặt cánh, cho nên chắc có lẽ là nó không theo 1 công thức nào hết)
Link Download: (bao gồm file SolidWorks 2010 và file .Step)
- Bộ khuôn chi tiết nắp lọc nước
Đây là một sản phẩm tương đối phức tạp, xin post lên tặng mọi người
Đầu tiên là hình SP:
Naplocnuoc1 [Tổng hợp] – Một số kết cấu, mẫu thiết kế khuôn thông dụng
Phần 2 đầu và ở dưới đều có ren -> rất khó chịu để làm khuôn:
Naplocnuoc2 [Tổng hợp] – Một số kết cấu, mẫu thiết kế khuôn thông dụng
Link Download: (bao gồm file sản phẩm .step và file kết cấu AutoCad – .dwg)
http://www.mediafire.com/?jy3m3mzdmm
- Bộ khuôn chi tiết mặt nạ xe Wave
Bộ khuôn này chủ yếu để các bạn tìm hiểu về cách dùng lói xiên trong thiết kế khuôn, cơ cấu lói xiên thì có rất nhiều cách làm. Đây là 1 trong những cách mà các cty khuôn mẫu thường hay áp dụng vì nó tương đối đơn giản
Link download: (file E-Drawing dạng exe tự chạy, có thể mở lên xem, đo đạc, ẩn hiện từng chi tiết). Các bạn thông cảm vì khuôn này vẫn còn thuộc sở hữu bản quyền nên mình không thể gửi file gốc được).
http://www.mediafire.com/?qnovpnl5a71n0n
Bonus: Đồ án khuôn dùng Solidworks
Tuy thời gian làm gấp nên chưa thật hoàn chỉnh nhưng chắc cũng cung cấp những kiến thức cần thiết cho các bạn SV sắp ra trường hoặc những người muốn tìm hiểu về ngành khuôn mẫu
Đồ án chủ yếu gồm 2 phần: Các quy tắc và công thức khi thiết kế SP nhựa, khuôn ép phun và các bước thiết kế 1 bộ khuôn hoàn chỉnh (ứng dụng là SP Nắp ống sủi bọt Pluss).
Link download (file 3D lưu dưới nhiều định dạng, file lập trình CNC, Bản vẽ 2D chi tiết khuôn, bản thuyết minh).
Tổng hợp từ the_rock - Meslab.Org


http://www.cadedu.com

http://www.cadedu.com
http://worldofcadcam.com

Tổng hợp các trang chia sẻ mô hình 3d CAD-Part Libraries



Bạn đang học các phần mềm thiết kế 3d như Solidworks, proengineer, Catia, Unigraphic NX… thì hẳn phải biết rằng chúng là phần mềm tham số, nghĩa là nhìn vào cấu trúc cây thiết kế trong file là biết được trình tự thiết kế, cũng như những lệnh nào đã được sử dụng,ràng buộc thế nào…
Bạn đang thiết kế 1 cái máy và có những chi tiết tiêu chuẩn có thể lấy ngay trong Data của phần mềm như :bánh răng, đai ốc,vít… thì không phải bàn.Tuy nhiên có những thứ như: pitton, cụm cơ cấu,các chi tiết tiêu chuẩn các hãng… thì phải lên các trang thư viện mô hình để lấy về,nếu không muốn tự vẽ ,mất thời gian
Thờ gian qua,mình có tìm hiểu và biết  một số trang chia sẻ mô hình 3d như thế.Có loại miễn phí,có chổ thì tính 1 khoản phí nhất định coi như tác quyền của người thiết kế ra.Nhân đây cũng khuyên các bạn khi đã tải mô hình đó về thì đừng “thay đổi” danh nghĩa người vẽ ra nhé ! làm thế kỳ lắm  (đã có trường hợp thế rồi, bạn sẽ biết ngay khi xem các trang mình trình bày dưới đây) vì thế giới này phẳng nên nếu nó đã có trên internet thì coi như ai cũng có thể thấy…
1. 3dcontentcentral: Có lẽ nên đặt nó đứng đầu danh sách vì quá quen thuộc với nhiều người nhất là người dùng Solidworks.Ở đó bạn sẽ tìm thấy những file với định dạng 2D và 3D CADcủa SolidWorks, DraftSight, Autodesk Inventor, và AutoCAD.
Tại đây bạn có thể dowload:
-Parts & Assemblies
-Library Features*
-2D Blocks*
-Macros*
mô hình 3d cad,Part Libraries,Solidworks, proengineer, Catia, Unigraphic NX

2. swparts: Trang này cũng toàn mô hình rất thú vị và hoàn toàn free, mô hình solidworks.
Các bạn tha hồ mà vọc phá nhé
mô hình 3d cad,Part Libraries,Solidworks, proengineer, Catia, Unigraphic NX
3. 3dmodelspace: Trang này có cái hay là khả năng tìm kiếm cao, và kết quả sẽ dẫn người tìm đến những trang đích, thường là các hãng cung cấp.
mô hình 3d cad,Part Libraries,Solidworks, proengineer, Catia, Unigraphic NX

4. mfgcommunity : Bạn vào mục Conten để tìm kiếm rất nhiều mô hình nhé

mô hình 3d cad,Part Libraries,Solidworks, proengineer, Catia, Unigraphic NX
5. cadbackoffice: Trang này tuy số lượng mô hình không nhiều như các trang trên,nhưng có rất nhiều mô hình khủng. Có nhiều file bạn sẽ phải trả phí để được lấy mô hình.Bạn thử xem :)
mô hình 3d cad,Part Libraries,Solidworks, proengineer, Catia, Unigraphic NX


6. firstcadlibrary : Trang này số lượng chi tiết cũng rất nhiều , định dạng file chuyển đổi trung gian DWG, IGES,INV,SAT,STEP..
mô hình 3d cad,Part Libraries,Solidworks, proengineer, Catia, Unigraphic NX
7.GrabCAD: Trang này đã có lần giới thiệu trong bài http://thaivu.com/grabcad-ket-noi-cong-dong-thiet-ke-cad/ các bạn xem sẽ rõ hơn nhé, tương lai nó sẽ phát triển rất mạnh.

8.TracePart: Nhiều người dùng Spaceclaim chắc sẽ biết đến trang này.Vì spaceclaim  không có thư viện thiết kế,nên nó được tích hợp luôn add on có thể lấy file từ tracepart về.Rất tiện lợi
mô hình 3d cad,Part Libraries,Solidworks, proengineer, Catia, Unigraphic NX

9.Thomatsnet: Hổ trợ các định dạng file Solidworks, solid edge, proe,inventor

mô hình 3d cad,Part Libraries,Solidworks, proengineer, Catia, Unigraphic NX
10. partcommunity: Trang này gồm cả thảo luận và những vấn đề về thiết kế.
mô hình 3d cad,Part Libraries,Solidworks, proengineer, Catia, Unigraphic NX




Nguồn: http://thaivu.com/tong-hop-cac-trang-chia-se-mo-hinh-3d-cad-part-libraries/#ixzz1Pnd3HTfg



Friday, August 24, 2012

Block trong AutoCad: Sử dụng Block Authoring Palettes


Làm việc với block thật sự hiệu quả nếu chúng ta biết rõ về nó, từ cad 2006 trở đi block còn có thêm nhiều điều tuyệt vời, mình xin giới thiệu 1 trong số đó:  bộ công cụ Block Authoring Palettes, các bạn hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé.
block in autocad Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
Sau đây là một số tính năng đặc biệt của bộ công cụ này.
Array với Block
Bước 1: Trước tiên bạn tạo một block, ví dụ như  sau (click vào hình để xem hình đúng cỡ):
1 7 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
Bước 2 :Vào Edit Block bạn sẽ thấy bảng Block Authoring Palettes:
- Trong thẻ Parametters bạn chọn Linear Parametter
2 4 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
Tích chọn 2 điểm đầu và cuối của đối tượng (sau đó ta sẽ xoá một đầu nếu chỉ muốn đối tượng mở rộng về một phía).
3 3 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
Bước 3Chọn thẻ Actions chọn Array Actions rồi chọn Distance (Parametter)
4 1 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
Bước 4: Chọn vùng mình sẽ Aray. Đóng block, khi đó ta muốn Aray block thì chỉ cần click vào block rồi di chuyển mũi tên đến vị trí cần thiết.
6 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes

- Tạo block với nhiều lựa chọn (styles) khác nhau:
Cụ thể là ta sẽ tạo một block là một cái cửa sổ chẳng hạn, tuy nhiên khi chèn block đó vào ta sẽ có các lựa chọn để chèn các mẫu cửa sổ khác nhau, rất linh hoạt phải không, các bạn thử nhé.
- Trước tiên bạn dựng hình các style cửa sổ (vd 3 style) như của mình
1 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
- Sau đó bạn save file này lại với tên là filegoc.dwg (để làm bản gốc sau này sẽ mở ra rồi copy – chỉ là mẹo để thao tác nhanh hơn thôi)
- Bây giờ bạn bắt đầu tiến hành tạo chức năng Visibility (hiểu nôm na là tạo các kiểu style cho chiếc cửa sổ)
- Bạn mở file vừa tạo trên rồi “Save as” ra file mới đặt tên là Block.dwg
bạn có thể xoá bỏ style2 và style3 và chỉ giữ lại style1
Bước 2:  Block style1 lại
Bước 3: Vào Edit block (lệnh là bedit, be) bạn sẽ thấy bảng Block Authoring Palettes:
- Trong thẻ Parametters bạn chọn Visibility rồi click vào màn hình, nháy đúp vào đó
- Bảng Visibility states hiện ra (bạn có thể đổi lại tên thành kiểu 01), sau đó bạn chọn new rồi đặt tên cho view đó (ví dụ là kiểu 02) rồi nhấn OK.
2 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
Sau đó vẽ 1 đường line để làm căn cứ căn chỉnh.
3 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
Tiếp theo bạn nhấn vào nút Make Invisible ở góc phải phía trên
4 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes















- Rồi chọn tất cả các đối tượng (trừ đường line dùng làm điểm gốc)
- Sau đó bạn mở bản vẽ filegoc.dwg rồi copy mẫu cửa style 02 và paste lại vào (chú ý bắt điểm dựa vào đường line sao cho 2 khớp giữa 2 kiểu cửa).
5 Block trong AutoCad:  Sử dụng Block Authoring Palettes
- Tiếp tục nháy đúp vào chữ VisibilityNew và đặt tên là kiểu 03
- Tiếp theo bạn nhấn vào nút Make invisible ở góc phải phía trên rồi chọn tất cả các đối tượng (trừ đường line dùng làm điểm gốc)
- Sau đó bạn mở bản vẽ filegoc.dwg rồi copy mẫu cửa style 03 và paste lại vào (chú ý bắt điểm dựa vào đường line sao cho khớp giữa 2 kiểu cửa)
- Sau đó bạn xoá bỏ đường line (màu trắng dùng làm điểm gốc để paste), như vậy là ta đã tạo xong chức năng Visibility cho block này rồi (có thể close block và thử xem kết quả)
- Khi đó ta chọn block sẽ thấy biểu tượng tam giác, click vào đó ta sẽ thấy các Kieu 01,02,03
Còn một số chức năng khá thú vị nữa của bộ công cụ Block Authoring Palettes này, như tạo block có thể xoay bằng cách click chuột, tạo block có khả năng stretch,vv… do bài gốc post ảnh bị lỗi nên các bạn download bản pdf về xem nhé.
http://adf.ly/1xSOn
Nguồn: gp14 – CadViet.Com


Đọc tiếp: Block trong AutoCad: Sử dụng Block Authoring Palettes 

Hướng dẫn vẽ lò xo chịu nén và mô phỏng động học trong SolidWorks


Trong hướng dẫn này sẽ hướng dẫn bạn vẽ một lò xo chịu nén đơn giản như hình dưới đây bằng phần mềm SolidWorks (2009).
simplespring Hướng dẫn vẽ lò xo chịu nén và mô phỏng động học trong SolidWorks
Trình tự các bước thực hiện theo Video có kèm giải thích bằng tiếng Việt.
Video hương dẫn vẽ lò xo:
http://adf.ly/1rtvo
Sau khi vẽ xong lò xo trên, bạn sẽ tiến hành lắp ráp với bulong và đai ốc, sau đó tiến hành mô phỏng động học.
simplespring2 Hướng dẫn vẽ lò xo chịu nén và mô phỏng động học trong SolidWorks
Video hương dẫn mô phỏng động học lò xo:
http://adf.ly/1ru0c
File mẫu đã thực hiện trong demo (sử dụng SW2009):
http://adf.ly/1ru1r

[Video] – Ứng dụng Solidworks, Inventor trong mô phỏng động học.



_________________
mo phong co khi [Video]   Ứng dụng Solidworks, Inventor trong mô phỏng động học.Một trong những ứng dụng thú vị nhất của các phần mềm thiết kế 3D trong Cơ khí là khả năng mô phỏng động học của nó, đây là phương pháp trực quan và dễ hiểu nhất để truyền đạt ý tưởng tới người khác, đôi khi cũng là công cụ kiểm tra hữu ích cho người kỹ sư  Cơ khí. Đây cũng là phần được các bạn sinh viên hứng thú nhất, và áp dụng khá hiệu quả trong trình bày đồ án của mình.
Hãy tham khảo một số video mô phỏng đã được thực hiện nhờ 2 phần mềm nổi tiếng Solidworks và Inventor nhé.






- Mô phỏng hộp giảm tốc sử dụng Motion Study trong Solidworks.

- Mô phỏng một Cylinder Head trong Solidworks

- Mô phỏng hộp giảm tốc bánh răng nghiêng dùng Inventor

- Mô phỏng hoạt động Robot dùng Inventor

Block trong AutoCad: Tạo Attribute cho khối


Bắt đầu loạt bài tìm hiểu tính năng của block trong AutoCad. Phần đầu tiên ta sẽ tìm hiểu về các attributes.
Các attributes (thuộc tính) là tag và nhãn (label) cho khối (block). Ta có thể sử dụng attribute để thêm text vào khối. Ví dụ attribute thường được dùng để điền text vào khối nhan đề (title) cho bản vẽ.
attribute Block trong AutoCad: Tạo Attribute cho khốiBằng cách đặt các attribute vào vị trí mà ta muốn chúng hiển thị trên khối nhan đề, ta có thể tùy ý nhập text một cách thuận tiện. Ta cũng có thể dùng các trường (fields) cho attribute để tự động nhập text (chẳng hạn như ngày tháng, tên file…).
Ta có thể trích các attribute trong bản vẽ thành bảng tính (table) hay thành file. Khi thực hiện, ta có thể dùng attribute để tạo một cơ sở dữ liệu đơn giản. Ta cũng có thể xuất qua Excel và sửa đổi trên đó.
Nếu định dùng attribute để tạo khối nhan đề, ta sẽ thực hiện trên môi trường layout. Còn nếu dùng attribute để tạo nhãn label trên bản vẽ thì ta thao tác trên môi trường model.
Thực hiện theo các bước sau:
1. Vẽ đối tượng để tạo khối. (Nếu đã có khối rồi và muốn thêm attribute thì ta có thể phá khối rồi thêm attribute, sau đó tạo lại khối. Ta cũng có thể sửa khối trong môi trường Block Editor, thêm attribute rồi lưu thay đổi.)
2. Chọn Draw>Block>Define Attributes hoặc đánh lệnh ATTDEF để mở hộp thoại Attribute Definition.
acadtips create attribute 2 Block trong AutoCad: Tạo Attribute cho khối
3. Trong phần Mode, click một hay nhiều kiểu như sau :
Invisible: Tạo attribute ẩn mà ta muốn trích ra nhưng không muốn hiển thị trên bản vẽ.
Constant : tạo các giá trị hằng (không đổi). Ta không cần điền vào mỗi khi sử dụng và đồng thời không thể chỉnh sửa giá trị này.
Verify: yêu cầu xác minh giá trị. Kiểu này hữu dụng khi có một giá trị đặt trước (preset).
Preset: tạo một giá trị mặc định nhưng ta có thể sửa đổi nó nếu biến hệ thống ATTDIA được set lên 1.
Multiple Lines: Đây là tính năng mới trong AutoCad 2008 (không có trên hình). Nó cho phép attribute chứa nhiều dòng text. Ta cũng có thể định dạng các attribute bằng trình text editor đơn giản.
Trong phần Attribute, Tag là giống như tên của cho attribute. Ở ví dụ này, ta nhập vào “Cost” vào ô Tag. Phần text nhập vào Tag được chuyển thành chữ hoa và không được chứa khoảng trắng hay các ký tự như ?, !…
Nhập text vào ô Prompt, có thể chứa khoảng trắng.
Nhập một giá trị vào ô Value để làm giá trị mặc định. Trong AutoCad 2008, ô này được gọi là Default. Để nhập một trường, ta click vào nút Insert Field bên cạnh.
Trong phần Text Options/Setting, chọn cách canh lề (justification), kiểu chữ (text style), chiều cao và góc xoay.
Trong phần Insertion Point, đánh dấu chọn vào Specify On-Screen để xác định vị trí của attribute. Nếu không chọn thì có thể nhập vào tọa độ.
Đánh dấu chọn vào Lock position in block để cố định vị trí của attribute đối với khối. (Trong AutoCad 2008, chức năng này nằm trong phần Mode.)
Click OK. Xác định vị trí attribute trên khối nếu được yêu cầu.
Chọn Make Block trên thanh công cụ (hoặc gõ lệnh BLOCK) và sử dụng hộp thoại Block Definition để tạo khối. Khi chọn attribute thì chọn riêng rẽ từng cái theo thứ tự mà ta muốn chúng xuất hiện khi nhập giá trị (xem hình dưới). Có thể chọn Delete để xóa khối và các mục attribute bởi vì ta sẽ chèn khối và các attribute của nó sau đó.
Khi muốn chèn khối, ta có thể nhập các giá trị cho attribute trên dòng lệnh hay trên hộp thoại. Mặc định thì chương trình sẽ yêu cầu nhập giá trị trên dòng lệnh. Để sử dụng hộp thoại thì ta đổi giá trị của biến hệ thống ATTDIA lên 1.
Dùng lệnh INSERT để chèn khối. Nếu biến ATTDIA là 1 thì hộp thoại Edit Attributes xuất hiện, ta có thể nhập giá trị vào đây. Những attribute nào mà ta có nhập giá trị mặc định thì giá trị này được hiển thị trên hộp thoại.
acadtips create attribute 3 Block trong AutoCad: Tạo Attribute cho khối
Nhập vào giá trị mong muốn và nhấn OK. Bây giờ ta được một khối cũng với giá trị attribute (trừ khi attribute đó bị cài ẩn đi).
acadtips create attribute 4 Block trong AutoCad: Tạo Attribute cho khối
Dưới đây là biểu tượng các lệnh liên quan
LệnhNhập lệnh từ bàn phímIconMenuKết quả
Định nghĩa một attributeDDATTDEF / ATTattdef icon Block trong AutoCad: Tạo Attribute cho khốiDraw > Block >
Define Attribute
Tạo một attribute
Chỉnh sửa attributeDDATTE / ATE<edit att icon Block trong AutoCad: Tạo Attribute cho khốiModify> Object> Attrb.> SingleChỉnh sửa nội dung của attribute
Tạo khốiBlock / Bmakemake block icon Block trong AutoCad: Tạo Attribute cho khốiDraw > Block >
Make
Tạo một khối từ các thành phần và attribute riêng rẽ
Hiển thị attributeATTDISPLàm ẩn hay hiện attribute
Trích dữ liệu attributeEATTEXTeattext icon Block trong AutoCad: Tạo Attribute cho khốiTools > Attribute Extraction…Trích xuất dữ liệu của attribute



Đọc tiếp: Block trong AutoCad: Tạo Attribute cho khối 

Mẹo Solidworks: Nhập bản vẽ DXF/DWG vào điểm gốc Solidworks


Việc nhập bản vẽ từ AutoCad vào Solidworks thì các bạn đã khá quen rồi, nhưng có một vấn đề nhiều bạn gặp phải là gốc của bản vẽ trong AutoCad khi nhập vào trong Solidworks sẽ không trùng với gốc tọa độ của Solidworks (Set Origin). Vậy làm thế nào để khắc phục vấn đề này? hãy làm theo các bước dưới đây.
Khi nhập một file DXF/DWG, bạn hãy dùng Import wizad để nhập với nhiều lựa chọn hơn (không Ctrl+C vs Ctrl+V 4 Mẹo Solidworks: Nhập bản vẽ DXF/DWG vào điểm gốc Solidworks ). Màn hình đầu tiên sẽ hiện ra như sau:
DXF Import1 Mẹo Solidworks: Nhập bản vẽ DXF/DWG vào điểm gốc Solidworks
Tại đây, ta chọn “Import to a new part as:  2D sketch”, click next để tới lựa chọn tiếp theo:
DXF Import2 Mẹo Solidworks: Nhập bản vẽ DXF/DWG vào điểm gốc Solidworks
Click chọn “Define Sketch Origin” (chỗ này có một đoạn về ý nghĩa của lựa chọn này, mình sẽ dịch sau). Xác định điểm gốc của bản vẽ 2D
DXF Import3 Mẹo Solidworks: Nhập bản vẽ DXF/DWG vào điểm gốc Solidworks
Kết quả khi bản vẽ được nhập vào Solidworks, bạn có thể thấy rằng điểm gốc đã được đưa về đúng vị trí trong Solidworks, tất nhiên bạn phải thêm một số chỉnh sửa nữa để ràng buộc đầy đủ các yếu tố của sketch này.
DXF Import4 Mẹo Solidworks: Nhập bản vẽ DXF/DWG vào điểm gốc Solidworks
Đơn giản chí có thế thôi 4 Mẹo Solidworks: Nhập bản vẽ DXF/DWG vào điểm gốc Solidworks .
Nguồn: rickyjordan.com
Dịch: Silentwind


Đọc tiếp: Mẹo Solidworks: Nhập bản vẽ DXF/DWG vào điểm gốc Solidworks 

Khai triển hình gò trong Solidworks


Trong chế tạo cơ khí, nhiều chi tiết được chế tạo bằng phương pháp gò hoặc uốn thép tấm để có các hình dạng mặt kẻ (đường sinh thẳng), SolidWorks có chức năng thiết kế và khai triển các chi tiết kiểu này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Ví dụ khai triển Cut 90
Trên các đường ống, ta hay thấy cút 90 được chế tạo như sau:
khai trien hinh go solidworks Khai triển hình gò trong Solidworks
Nếu đường ống được làm từ thép ống có sẵn thì ta chỉ việc cắt vát các đoạn ống và hàn lại như trên. Trong ví dụ này, ống có đường kính trong là 400mm, dày 5mm và giả sử ta không tìm được loại ống thích hợp nên ta phải chế tạo các chi tiết này từ thép tấm được uốn cong rồi hàn thành ống. Để tránh tập trung nhiều vết hàn tại một điểm, ta cần bố trí các mối hàn dọc so le:
 Khai triển hình gò trong Solidworks
Bây giờ ta thiết kế đoạn ống dưới cùng, để thuận tiện, ta lấy thanh công cụ Sheet Metal ra.
Ta click công cụ Base-Flange/Tab trên thanh công cụ này.
Chọn mặt Top Plane để mở một sketch và vẽ một cung tròn bán kính 200mm không khép kín, khoảng cách giữa hai mút bằng 1mm:
 Khai triển hình gò trong Solidworks
Khi thoát sketch, bảng thuộc tính Base Flange xuất hiện, dưới Direction1 ta chọn Blind và nhập giá trị chiều cao D1=200, chiều dày T1=5 và để nguyên các giá trị mặc định khác. Lưu ý rằng hệ số K-Factor=0.5 có nghĩa là khi tấm bị uốn cong thì đường trung hòa nằm chính giữa chiều dày của tấm. Cụ thể, ta có các thiết lập như sau:
 Khai triển hình gò trong Solidworks
Sau khi OK, ta có đoạn ống có khe hở dọc đường sinh. Chi tiết này được định nghĩa là chi tiết gò, trong cây thiết kế, ta thấy xuất hiện icon Sheet-Metal1 và hai thư mục mới là Base-Flange1 và Flat-Pattern1.
Chọn Front Plane để mở một sketch và vẽ một đoạn thẳng xiên 15o:
 Khai triển hình gò trong Solidworks
Dùng lệnh Extruded Cut và các tùy chọn thích hợp, ta cắt vát ống như sau:
 Khai triển hình gò trong Solidworks
Bây giờ, hãy click công cụ Flatten trên thanh Sheet Metal, ta thấy chi tiết được trải phẳng:
 Khai triển hình gò trong Solidworks
Để ý rằng chiều dài tấm trải phẳng bằng 1271.33mm trong khi nếu lấy 400 nhân với Pi thì ta được kết quả là 1265.63mm, trừ 1mm khe hở thì cũng phải là 1264.63. Đó là do ta đã chọn K=0.5 thì chiều dài tấm được tính bằng 405xPi-1.
Nếu click công cụ Flatten lần nữa thì tấm phẳng lại cuộn tròn như thành phẩm.
Làm tương tự như vậy để có các chi tiết khác, cuối cùng, ta có thêm các kết quả:
 Khai triển hình gò trong Solidworks
 Khai triển hình gò trong Solidworks
 Khai triển hình gò trong Solidworks
Lưu ý là nếu các chi tiết gò thành những mặt cong không phải dạng mặt kẻ thì không sử dụng được các chức năng này.
Tương tự như vậy, ta có thể khải triển các chi tiết gò uốn dạng mặt kẻ bất kỳ. Ví dụ dưới đây sẽ cho chúng ta một cách làm khác với hình hình cần khai triển là nón cụt
Mở một Sketch trên Front Plane và vẽ như sau:
 Khai triển hình gò trong Solidworks
Rồi dùng lệnh Revolve với các thiết lập như minh họa dưới, lưu ý cho chiều dày ra phía ngoài:
3172779500 df01bff892 o Khai triển hình gò trong Solidworks
Chiều dày vật liệu là 5mm, hơi lớn, để làm rõ phương pháp.
Sau khi tạo được sản phẩm, bây giờ chuẩn bị khải triển, ta phải cắt nó theo 1 đường sinh. Chọn mặt Top Plane và vẽ một đoạn thẳng:
 Khai triển hình gò trong Solidworks
Rồi cắt bằng Extruded Cut với các thiết lập sau:
3172779850 cc3f553920 o Khai triển hình gò trong Solidworks
Lưu ý hướng cắt (màu vàng trong) là phía trên của sktech này và chiều rộng cắt 5mm là hơi lớn, để làm rõ phương pháp.
Để có thể tận dụng được năng lực của nhóm công cụ Sheet Metal, ta cần một mẹo nhỏ để đánh lừa phần mềm SW như sau: Chọn mặt như minh họa dưới để mở 1 sketch khác, dùng lệnh Convert Entities để chép lại biên dạng của mặt này:
 Khai triển hình gò trong Solidworks
Rồi Extrude lên 4mm:
 Khai triển hình gò trong Solidworks
Dùng lệnh Bends trong thanh Sheet Metal với mặt màu xanh chọn cho Bend Parameters và các tùy chọn sau rồi OK:
3172780084 4abaf9f71d o Khai triển hình gò trong Solidworks
Ta có kết quả không hề thay đổi, nhưng hãy nhìn sang cây thiết kế, thấy xuất hiện thêm 4 thư mục mới, cho biết rằng ta đã thành công trong “cú lừa ngoạn mục” này:
3172780176 84d8178e43 o Khai triển hình gò trong Solidworks
Bây giờ, sau khi đã “lừa” được SW, ta cắt bỏ giải hẹp đã được tạo từ trước khi thực hiện lệnh “uốn” vừa thực hiện; chọn lại sketch đã dùng để tạo giải hẹp này:
3171948527 f6d3e074bc o Khai triển hình gò trong Solidworks
Rồi gọi lệnh Extruded Cut với tùy chọn như sau:
3171948619 b19443af5f o Khai triển hình gò trong Solidworks
Ta sẽ có sản phẩm chính thức:
3172780418 834959fa7e o Khai triển hình gò trong Solidworks
Để khai triển, ta chỉ việc chọn lệnh Flat-Pattern1 ở dưới cùng và right-click để chọn Suppress:
3172780484 8d3e055610 o Khai triển hình gò trong Solidworks
Nếu muốn cuộn tròn lại, thì Unsuprress lệnh này, ta có lại sản phẩm trên.
Nguồn: Chú DCL – Meslab.org (Link 1 – Link 2)


Đọc tiếp: Khai triển hình gò trong Solidworks